Qui định về tiêu chuẩn sản phẩm của Na Uy

iêu chuẩn kỹ thuật

Là thành viên của EEA, Na Uy áp dụng các quy định của châu Âu về các tiêu chuẩn kỹ thuật và sự hợp chuẩn.

Hiện tại ở Na Uy có 3 cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn.

  • Cơ quan Tiêu chuẩn Na Uy (SN) là một tổ chức tư nhân, độc lập hoạt động một phần nhờ vào hỗ trợ của Bộ Thương mại, Công nghiệp, và Thuỷ sản Na Uy, SN cũng là thành viên của Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu (CEN) và Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn (ISO). Có khoảng 16.500 tiêu chuẩn có hiệu lực tại Na Uy và hàng năm SN công bố khoảng 1.200 tiêu chuẩn khác;
  • Ủy ban Công nghệ Điện tử Na Uy (NEK) là một tổ chức phi chính phủ, thành viên của Ủy ban châu Âu về Tiêu chuẩn Công nghệ Điện tử và Ủy ban Công nghệ Điện tử quốc tế (IEC);
  • Cục Thông tin Na Uy (Nkom), là cơ quan trực thuộc Bộ Chính quyền Địa phương và Hiện đại hóa, chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn đối với các mặt hàng thuộc ngành bưu chính, viễn thông, là thành viên của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Cơ quan này không đưa ra các tiêu chuẩn mà áp dụng các tiêu chuẩn của ETSI.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm. Na Uy tuân theo quy định của EU về tiêu chuẩn. Theo khung pháp lý này, các nhà sản xuất phải đáp ứng các điều kiện đánh giá sự phù hợp của EU.

Các qui tắc chung của EU về an toàn sản phẩm
Các qui định đối với tiêu chuẩn sản phẩm hoá chất của EU
Các qui định đối với tiêu chuẩn dược phẩm và mỹ phẩm của EU
Các qui định đối với tiêu chuẩn máy móc, thiết bị và một số sản phẩm khác của EU

Dán nhãn CE

Một số sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường Na Uy phải đáp ứng được yêu cầu về dãn nhãn CE của EU.

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. CE viết tắt của Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu. CE Marking là tên chính thức của CE.

Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.

Khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, và bảo vệ môi trường của EU.

Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU.

25 nhóm sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE theo Chỉ thị cách tiếp cận mới:

  • Thiết bị y tế cấy ghép hoạt động;
  • Thiết bị đốt nhiên liệu khí;
  • Các sản phẩm dùng để lắp đặt cáp treo được thiết kế để chở người;
  • Các sản phẩm xây dựng;
  • Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;
  • Các thiết bị, hệ thống điện, điện từ tương thích;
  • Thiết bị và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong môi trường có khả năng gây nổ;
  • Chất nổ dùng trong dân dụng;
  • Nồi hơi nước nóng;
  • Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro;
  • Thang máy;
  • Các thiết bị điện hạ thế;
  • Máy móc;
  • Dụng cụ đo lường;
  • Các thiết bị y tế;
  • Các sản phẩm phát thải tiếng ồn trong môi trường;
  • Các dụng cụ cân không tự động;
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân;
  • Thiết bị áp suất;
  • Pháo hoa;
  • Thiết bị đầu cuối đài phát thanh và viễn thông;
  • Các sản phẩm giải trí;
  • Hạn chế các chất độc hại trong các thiết bị điện và điện tử;
  • Đồ chơi;
  • Bình áp lực đơn giản.

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU qui định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau qui định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số qui định chung như sau:

  • Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên;
  • Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm;
  • Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

Các qui định của EU về nhãn CE

 

TIN VỪA XEM